Đèn cao áp là một trong những thiết bị khá quen thuộc, bạn dễ dàng bắt gặp chúng ở trên bất kì con đường, tuyến phố nào. Đặc biệt tại thành phố, trung tâm, khu đô thị, quốc lộ,… việc sử dụng đèn chiếu sáng cao áp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên chúng có đặc điểm, cấu tạo như nào? Bài viết này Phan Nguyễn sẽ chia sẻ bạn đọc thông tin “Cấu tạo của vỏ đèn cao áp” cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đặc điểm cấu tạo chung của các loại vỏ đèn cao áp
Vỏ đèn cao áp hay còn gọi là chóa đèn cao áp. Đây là một trong những thiết bị quan trọng giúp bảo vệ bóng đèn cao áp khỏi các yếu tố thời tiết ngoài trời như: mưa, nắng, gió, va đập.
Hầu hết chóa đèn cao áp được làm từ những vật liệu khá chắn chắn, có khả năng chịu được lựa và nhiệt tốt, đặc biệt có khả năng tán nhiệt nhanh. Vì đèn cao áp khi hoạt động thường rất nóng, vì vậy chóa đèn cần có khả năng tản nhiệt tốt để giúp đèn hoạt động được ổn định và lâu dài hơn.
Một bộ chóa đèn cao áp hoàn chỉnh cần có những chi tiết sau:
1. Vỏ đèn cao áp
Đây là bộ phận chính tạo nên hình dáng chóa đèn hay còn gọi vỏ đèn. Vỏ đèn được làm bằng nhôm đúc chịu được va đập mạnh. Bên ngoài được sơn phủ tĩnh điện không bị han gỉ với mưa, nắng ngoài trời.

Với màu sắc đèn tùy theo kiểu dáng, sản phẩm mà màu sắc đèn sẽ khác nhau, các màu sắc thông dụng như: xanh lá, xanh coban, ghi, vàng.
2. Bộ phận mạ kẽm:

3. Đế lắp phụ kiện
Đế lắp phụ kiện này được làm bằng nhôm nguyên chất; dùng để gá các bộ điện, kích tụ, chấn lưu và cầu đấu nối dây.

4. Chốt khóa đèn cao áp
Là bộ phận giúp liên kết chi tiết vỏ đèn với nhau, chúng được làm từ nhôm.

5.Phần phản quang đèn cao áp
Đây là một trong những bộ phận giúp tăng cường khả năng chiếu sáng của đèn, giúp đèn được sáng rõ hơn với chất lượng ánh sáng tự nhiên nhất. Bộ phận này được làm từ nhôm nguyên chất và có khả năng chịu nhiệt rất cao,

6. Zoăng và Kính bảo vệ
Mặt kính bảo vệ là nơi giúp ánh sáng đèn có thể tỏa ra một cách rõ nét, tự nhiên nhất. Đồng thời kính có khả năng chịu nhiệt và lực tốt, giúp bảo vệ đèn khỏi các yếu tố mưa gió ngoài trời tốt nhất.

Zoăng đèn giúp liên kết kín khít giữa mặt kính và vỏ đèn ngăn chặn các yếu tố như nước, bụi xâm nhập vào bên trong, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn.
7. Bu lông ốc vít
Đây là một trong những chi tiết giúp bắt khít các bộ phận với nhau, thành một sản phẩm chóa đèn hoàn chỉnh, chắc chắn.

Đèn cao áp Phan Nguyễn đạt tiêu chuẩn chất lượng
Đèn cao áp Phan Nguyễn là một trong những dòng sản phẩm được sản xuất, lắp ráp tại Phan Nguyễn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đèn cao áp Phan Nguyễn có chất lượng chiếu sáng tốt, độ bền cao; khả năng chịu điều kiện thời tiết khắc nhiệt ngoài trời tốt, và độ an toàn về điện cao.
Chóa đèn cao áp Phan Nguyễn được sản xuất từ chất liệu đạt tiêu chuẩn, khả năng chịu lực, nhiệt tốt. Giúp tuổi thọ đèn được nâng cao, thời gian sử dụng lâu dài.
Với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, sản phẩm Phan Nguyễn cung cấp cam kết có chất lượng và mức giá tốt nhất có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Xem thêm: Ứng dụng của đèn cao áp với đời sống
Lưu ý lựa chọn vỏ đèn cao áp
Trên thị trường thiết bị chiếu sáng ngoài trời có nhiều nhà cung cấp các sản phẩm vỏ đèn cao áp, với nhiều kiểu dáng, chất lượng, mức giá khác nhau. Khi chọn mua vỏ đèn cao áp cần lưu ý một số điểm sau:
– Nên chọn vỏ đèn cao áp được làm từ kim loại, tốt nhất là nhôm. Bởi chất liệu này có khả năng chịu lực, tán nhiệt tốt.
– Chọn vỏ đèn có kích thước phù hợp lắp đặt với cột đèn cao áp, bóng đèn lắp đặt bên trong.
– Chọn loại đèn được sơn tĩnh điện sẽ bền hơn những loại đèn sơn PU
– Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ hóa đơn, chế độ bảo hành sản phẩm
Trên đây Phan Nguyễn đã chia sẻ tới bạn đọc “Cấu tạo của vỏ đèn cao áp”. Hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về các sản phẩm Chao đèn cao áp và lựa chọn sản phẩm phù hợp, cũng như nhà cung cấp sản phẩm cho mình. Liên hệ với đội ngũ Phan Nguyễn để được tư vấn và báo giá chóa đèn cao áp tốt nhất ngay hôm nay nhé!
CHIẾU SÁNG PHAN NGUYỄN
Hotline: 0906.233.111
VPGD: P202 – CT1A Toà nhà Hà Nội Homeland,
Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Email: kd.phannguyen@gmail.com
Website: https://cotden.vn/